BÀI 3 : HÀM SỐ BẬC hai y = ax^2 + bx + c

BÀI 3

HÀM SỐ BẬC hai y = ax2 + bx + c

–o0o–

Khảo sát hàm số bậc nhất y = ax2 + bx + c (a ≠ 0):

TXĐ : D = R.

Tọa độ đỉnh I (-b/2a; f(-b/2a)). f(-b/2a) = -Δ/4a

Trục đối xứng : x = -b/2a

Tính biến thiên :

  • a > 0 hàm số nghịch biến trên (-∞; -b/2a). và đồng biến trên khoảng (-b/2a; +∞)
  • a < 0 hàm số đồng biến trên (-∞; -b/2a). và nghịch biến trên khoảng (-b/2a; +∞)

bảng biến thiên :

a > 0

x -∞ -b/2a +∞
y +∞

\searrow

f(-b/2a)

\nearrow

+∞

a < 0

x -∞ -b/2a +∞
y -∞

\nearrow

f(-b/2a)

\searrow

-∞

Đồ thị :

Đồ thị hàm số ax2 + bx + c là một đường parabol (P) có:

  • đỉnh I (-b/2a; f(-b/2a)).
  • Trục đối xứng : x = -b/2a.
  • parabol (P) quay bề lõm lên trên nếu a > 0, parabol (P) quay bề lõm xuống dưới nếu a < 0.

=========================================================

Xác định Parabol :

BÀI TẬP SGK :

Bài 2 trang 49 SGKCB :lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số :

a)y = 3x2 – 4x + 1

d)y = -x2 – 4x – 4

giải.

a)y = 3x2 – 4x + 1 ( a = 3; b =-4; c = 1)

TXĐ : D = R.

Tọa độ đỉnh I (2/3; -1/3).

Trục đối xứng : x = 2/3

Tính biến thiên :

a = 3 > 0 hàm số nghịch biến trên (-∞; 2/3). và đồng biến trên khoảng 2/3 ; +∞)

bảng biến thiên :

x

-∞

 

2/3

+∞

y

+∞

 

\searrow

 

-1/3

 

\nearrow

+∞

Các điểm đặc biệt :

(P) giao trục hoành y = 0 :  3x2 – 4x + 1 = 0 <=> x = 1 v x = ½

(P) giao trục tung : x = 0 => y = 1

Đồ thị :

Đồ thị hàm số y = 3x2 – 4x + 1 là một đường parabol (P) có:

·         đỉnh  I(2/3; -1/3).

·         Trục đối xứng : x = 2/3.

·         parabol (P) quay bề lõm lên trên .

d)y = -x2 + 4x – 4

TXĐ : D = R.

Tọa độ đỉnh I (2; 0).

Trục đối xứng : x = 2

Tính biến thiên :

a = -1 < 0 hàm số đồng biến trên (-∞; 2). và nghịch biến trên khoảng 2 ; +∞)

bảng biến thiên :

x

-∞

 

2

+∞

y

-∞

\nearrow

 0

\searrow

-∞

Các điểm đặc biệt :

(P) giao trục hoành y = 0 :  -x2 + 4x – 4 = 0 <=> x = 2

(P) giao trục tung : x = 0 => y = -4

Đồ thị :

Đồ thị hàm số y = -x2 + 4x – 4 là một đường parabol (P) có:

·         đỉnh  I(2; 0).

·         Trục đối xứng : x = 2.

parabol (P) quay bề lõm xuống dưới .

===================================================================

BÀI TẬP BỔ SUNG :

BÀI 1 :

Cho hàm số :y = f(x)  = ax2 + 2x – 7 (P).

Tìm a để đồ thị (P) đi qua A(1, -2)

GIẢI.

Ta có : A(1, -2) \in (P), nên : -2  = a.12 + 2.1 – 7 ⇔   a = 3

Vậy : y = f(x)  = 3x2 + 2x – 7 (P)

BÀI 2 :

Cho hàm số :y = f(x)  = ax2 + bx + c (P).

Tìm a, b, c  để đồ thị (P) đi qua A(-1, 4) và có đỉnh S(-2, -1).

GIẢI.

Ta có : A(-1, 4) \in (P), nên : 4 = a – b + c (1)

Ta có : S(-2, -1) \in (P), nên : -1 = 4a – 2b + c (2)

(P) có đỉnh S(-2, -1), nên : xS = \frac{-b}{2a}  ⇔ 4a – b = 0 (3)

Từ (1), (2) và (3), ta có hệ :

\begin{cases} a-b+c=4\\4a-2b+c=-1\\4a-b=0\end{cases}\begin{cases} a=5\\b=20\\c=19\end{cases}

Vậy : y = f(x)  = 5x2 + 20x + 19 (P)

==========================================

BÀI TẬP RÈN LUYỆN :

BÀI 1 :

cho hàm số bậc hai :  y = f(x)  = x2 + 2mx + 2m – 1 (Pm). đường thẳng (d) : y = 2x – 3

  1. Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 2.
  2. Tìm m để (Pm) tiếp xúc (d).
  3. Tìm m để (d) cắt (Pm) tại hai điểm A, B phân biệt sao cho tam giác OAB vuông tại O.

BÀI 2 :

Cho hàm số :y = f(x)  = ax2 + bx + 3 (P). tìm phương trình (P) :

  1. (P) đi qua hai điểm A(1, 0) và B(2, 5).
  2. (P) tiếp xúc trục hoành tại x = -1.
  3. (P) đi qua điểm M(-1, 9) và có trục đối xứng là x = -2.

BÀI 3 : y = f(x)  = x2 – 4|x|  (P)

  1. Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số (P).
  2. Tìm m để phương trình sau có 4 nghiệm :  x2 – 4|x|  + 2m – 3 = 0.

Bài 4 : y = f(x)  = -2x2 +4x – 2 (P) và (D) : y = x + m.

  1. Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số (P).
  2. Xác định m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B thỏa AB = 2.

67 responses to this post.

  1. Posted by Nguyen Pham on 08/10/2012 at 10:18

    Thầy Ơi có thể giải tất cả bài tập không ạ? Có nhiều bài em không hiểu lắm.

    Trả lời

  2. co phan nay minh k hieu lam nho thay iai gium .le truong hop den ta la 1 so am ( -1 , -2 ……) thi phai lam sao

    Trả lời

  3. thay oi co the giai het bai tap khong ạ

    Trả lời

  4. Posted by phátnguyen on 23/09/2013 at 20:48

    số âm vẫn tính bình thường
    ko sao hết

    Trả lời

  5. Posted by Kz on 07/10/2013 at 23:12

    thầy giải giúp em câu 2 bài 2
    với cả giảng cho em về GTNN và GTLN của hàm số y = ax^2 + bx + c

    Trả lời

  6. Posted by nguyenduydong on 11/10/2013 at 17:08

    sao thầy không giải hết các bt ạ

    Trả lời

  7. Posted by nguyễn hồng điệp on 27/05/2014 at 09:17

    thầy có thể giải thích rõ hơn về cách vẽ đồ thị được k ạ

    Trả lời

  8. thấy chi giùm em bài 2 em không hiểu khúc này cho lắm
    Từ (1), (2) và (3), ta có hệ :

    \begin{cases} a-b+c=4\\4a-2b+c=-1\\4a-b=0\end{cases}⇔ \begin{cases} a=5\\b=20\\c=19\end{cases}

    Trả lời

    • Tìm a, b, c ? có nghĩa là có 3 số chưa biết, ta coi như là 3 ẩn.
      + Muốn tìm 3 ẩn, ta cần có 3 phương trình tương đương 3 điều kiện để thành lập 3 phương trình
      + kết hợp 3 phương trình ta có hệ 3 phương trình 3 ẩn
      + Dùng máy tính giải hệ 3 phương trình 3 ẩn => tìm a, b, c.

      Trả lời

  9. Posted by Link Dark on 02/10/2014 at 19:21

    sao em thấy trong sách cắt 0y tại (0;c)

    Trả lời

  10. Posted by Link Dark on 02/10/2014 at 19:26

    Giảng hộ em bài 29SGK đc ko ạ

    Trả lời

  11. Xác định tọa độ giao điểm của parabol y = a x mũ 2 + bx + c với trục tung. Tìm điều kiện để parabol cắt Ox tại hai điểm phân biệt, tìm tọa độ của hai giao điểm đó???????

    Trả lời

  12. cho ham so y= ax^2 + bx + c ( a khac 0 )

    a, xac dinh a,b,c biet do thi qua A( 1; 0 ) B( -1; -4) va he truc d/x x=-1
    b, lap bang bien thien va ve do thi ham so

    Trả lời

  13. Posted by bao on 11/11/2014 at 19:37

    thầy ơi chỉ em tìm bảng giá trị phân số với thầy

    Trả lời

  14. Posted by QUang on 16/11/2014 at 07:41

    viết phương trình đường thẳng parabol di qua điểm A(0;-1) và tiếp xúc với 2 đường thẳng y=x-5 và y=x-2.nhờ thầy giải em bài ni cái

    Trả lời

  15. Posted by bình an on 24/11/2014 at 22:14

    thầy ơi cho em hỏi ,ngoài giao điểm với OY và Ox giờ mình muốn xác định tọa độ một số điểm đặc biệt để mình có căn cứ để vẽ phần trên của parabol thì làm cách nào ạ ? ngoài giao điểm với OY và Ox

    Trả lời

  16. cảm ơn thầy !

    Trả lời

  17. Posted by Trang Trang's on 02/05/2015 at 11:20

    cho hai hàm số y=x^2 (p) và y=x+2(d). a) vẽ p và d trên cùng 1 hệ trục tọa độ Oxy. tìm tọa độ giao điểm . b) gọi A thuộc (d) có hoành độ bằng 5 và B là 1 điểm thuộc (p)có hoành độ bằng -2, xác định tọa độ của A, B. c) tìm tọa độ điểm C nằm trên trục tung sao cho CA+CB nhỏ nhất.

    Trả lời

  18. Posted by Tình on 21/09/2015 at 22:59

    xS = \frac{-b}{2a} ⇔ 4a – b = 0. em không hiểu chỗ này, thầy giúp e với

    Trả lời

  19. Posted by Hiếu on 24/09/2015 at 09:57

    Thầy ơi cách giải delta làm sao ạ

    Trả lời

  20. thầy ơi cách tính A và B mà cho Oy bằng )thì làm theo cách nào ạ

    Trả lời

  21. thầy ơi có bài cho đồ thi parabol bậc 2 cắt dt (c) pt cua dthi la j
    thầy…?

    Trả lời

  22. cai ni nam trong sach bai tap 12 …bai so 5…. bai tap 3

    Trả lời

  23. Posted by hongdang on 27/10/2015 at 17:09

    Giải dùm e bài toán:lap bảng biến thien và vẽ dồ thi ham so: y=2x^-5x-2.tim tọa do dỉnh,truc doi xung, tim giao diểm tung,hoanh??

    Trả lời

  24. Posted by hongdang on 27/10/2015 at 17:16

    Giải dùm e bài toán:lap bảng biến thien và vẽ dồ thi ham so: y=2x^-5x-2.tim tọa do dỉnh,truc doi xung, tim giao diểm tung,hoanh??

    Nhanh giúp em với…xin cảm on

    Trả lời

  25. Thầy ơi thầy giải giùm em bài tập sau được không thầy ?
    Xác định hàm số : y=ax2+bx+c . biết đồ thị của nó đi qua 3 điểm: A(0;2) B(1;0) C(-1;6)
    Em xin cảm ơn !

    Trả lời

    • hàm số : y=ax^2+bx+c (P)
      ta có :
      A(0;2) thuộc (P), nên : 2 = a.0 + b.0 + c => c = 2 (1)
      B(1;0) thuộc (P), nên : 0 = a + b + c (2)
      C(-1;6) thuộc (P), nên : 6 = a – b + c (3)
      từ (1), (2) và (3) giải hệ, ta được a = 1, b = -3, c = 2.
      vậy : y=x^2 -3x + 2

      Trả lời

  26. Posted by Hà on 28/11/2015 at 19:19

    thầy giúp em bài này với ạ
    cho hàm số y = ax^2 +b x +c (a khác o)
    a) xác định a,b,c biết đi qua A(4;3) và có đỉnh I(2;1)

    Trả lời

  27. Posted by Thảo on 01/12/2015 at 08:04

    Thầy ơi cái dạng xác định hàm số bậc 2 biết GTNN =3/4 khi x=1/2. Nhận gtrị y=1, x=1
    Làm thế nào ạ

    Trả lời

  28. Posted by cucai on 01/12/2015 at 20:59

    (P) tiếp xúc trục hoành tại x = -1.la sao a

    Trả lời

  29. Posted by long on 19/12/2015 at 20:43

    Thầy ơi , nếu giao điểm của trục hoành mà lẻ thì phải vẽ sao ạ

    Trả lời

  30. thầy ơi cho con hỏi bài này
    cho (d):=x/2 -2 và (P):=-x^2/4
    a/ vẽ (P) và (d) trên cùng một hệ trục tọa độ
    b/ Tìm tọa độ giao điểm A của (P) và (d) bằng phép toán
    c/Gọi B là điểm thuộc (P) có hoành độ bằng 4 Tìm phương trình đường thẳng tiếp xúc với (P) và song song với AB.

    Trả lời

  31. thay oi giup e bai nay dc k
    cho duong thang d: y= 2x+4 A(1;3)
    -ve do thi d .tim giao diem BC cua d voi cac truc ox oy

    Trả lời

  32. Posted by huong pham on 11/09/2016 at 20:01

    tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cua hàm số y=x^2-2x-3 trên khoảng [1,3]

    Trả lời

  33. Posted by trang đỗ on 13/09/2016 at 19:39

    thầy ơi giúp e giải bài này dc k

    Trả lời

  34. Posted by Hoài on 06/10/2016 at 21:02

    tìm m để |x^2+2x-3|+2-m =0 làm ntn ạ??

    Trả lời

  35. Cám ơn thầy, hi vọng thầy up thêm thật nhiều bài viết nữa để cho chúng em học được nhiều kiến thức thêm.

    Trả lời

  36. thầy ơi cho em hỏi bt cách tìm điều kiện của a,b,c sao cho hàm số y=ax^2+bx+c là hàm số chẵn

    Trả lời

  37. cho parabol (P) : x^2+bx+c. xác định các hệ số a,b,c biết (P) có trục đối xứng x=2 và cắt trục hoành tại 2 điểm A,B sao cho tam giác IAB có diện tích =1 với I là đỉnh của parabol

    Trả lời

  38. cho parabol (P): y=x^2+bx+c xác định hệ số a,b,c biết (P) có trục đối xứng x=2 và cắt trục hoành tại A,B sao cho tam giác IAB có diện tích =1 với I là đỉnh của (P)

    Trả lời

  39. Posted by Phục Bảo on 19/10/2016 at 22:02

    thầy ơi cho em hỏi nếu muốn xét tính chẵn lẻ của hàm số y=l x-1 l + l 1+x l trên x^3 thì làm s ạ?

    Trả lời

  40. Posted by Nam on 20/10/2016 at 22:32

    Xác định (P) y = ax^2 +bx+ c biết
    Nó đi qua A (1,-4) vào tiếp xúc với trục hoành tại x= 3

    Trả lời

    • Gợi ý :
      ta có 3 số a, b, c cần tìm. ta coi như 3 ẩn : a, b, c ta phải thiết lập 3 pt.

      đi qua A (1,-4) nên : 1 = a4^2 – 4b+ c (1)
      tiếp xúc với trục hoành tại x= 3, nên : đỉnh I(3; 0)
      suy ra : xI = -b/2a = 3 (2) và 0 = a3^2 + 3b+ c (3)
      từ (1), (2) và (3) giải hệ => a, b,c

      Trả lời

  41. lập phương trình đi khảo sát và vẽ đồ thị của parabol có đỉnh là điểm i(2;-1) và đi điểm m(4;3)

    Trả lời

    • gọi parabol (P) : y = ax^2 +bx+ c
      (P) đi điểm M(4;3) nên : 3 = 16a + 4b + c (1)
      parabol có đỉnh là điểm i(2;-1) nên :
      xI = -b/2a = 2 (2) và -1 = 4a + 2b + c (3)
      giải hệ :
      {3 = 16a + 4b + c (1)
      {-b/2a = 2 (2)
      { -1 = 4a + 2b + c (3)
      …..
      a = ….; b= .. ; c ……

      Trả lời

      • Posted by Âu giang on 02/09/2018 at 20:18

        BÀI 2 :

        Cho hàm số :y = f(x) = ax2 + bx + 3 (P). tìm phương trình (P) :

        (P) đi qua hai điểm A(1, 0) và B(2, 5).
        (P) tiếp xúc trục hoành tại x = -1.
        (P) đi qua điểm M(-1, 9) và có trục đối xứng là x = -2.

        Trả lời

  42. Posted by hoàng thị thanh nhật on 07/12/2016 at 21:16

    nếu muốn tìm a,b,c trong hàm số bậc 2 đạt giá trị nhỏ nhất bằng 2 khi x=1 thì làm như nào ạ

    Trả lời

  43. Posted by thanh thanh nhut on 09/12/2016 at 23:32

    thầy ơi đề cho (p) y = ax2 + bx + c qua 2 điểm và còn cho biết hàm số y là hàm số chẵn thì phải xác định a,b,c như thế nào ạ

    Trả lời

  44. kiến thức thầy dạy thật bổ ích, em cám ơn thầy đã dạy chúng em phần hàm số bậc 2 này.

    Trả lời

  45. Posted by Hskd on 14/08/2017 at 21:04

    a>0 khi bề lõm quay xuống dưới chứ ạ

    Trả lời

  46. Thầy giảng bài này giúp em được không ạ?
    Xác định hs y=ax2+bx+c biếtđồ thị đi qua A=(1;-4) và đỉnh I=(-2;5)

    Trả lời

  47. Posted by vy on 22/12/2017 at 20:19

    câu 3 bài 1 em không biết làm mong thầy chỉ cho em

    Trả lời

  48. Posted by Trần Phú BÌnh on 06/10/2018 at 20:08

    Thầy ơi tại sao mà (P) giao trục hoành y = 0 : 3×2 – 4x + 1 = 0 x = 1 v x = ½

    (P) giao trục tung : x = 0 => y = 1 vậy thầy

    Trả lời

Gửi phản hồi cho An Nhiên Hủy trả lời