bài 1+2 : phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.

bài 1+2

phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.

–o0o–

Định nghĩa :

Phương trình một ẩn x có dạng : A(x) = B(x). ta gọi A(x) là vế trái, B(x) là vế phải hai biểu thức của cùng một biến x.

Giải phương trình :

Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tìm tập nghiệm của phương trình đó và thường kí hiệu bởi S).

Phương trình tương đương :

Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng cùng tập nghiệm.

phương trình bậc nhất một ẩn :

phương trình dạng ax + b = 0, với a, b là hai số đã cho a ≠ 0, được gọi phương trình bậc nhất một ẩn.

cách giải phương trình bậc nhất một ẩn:

quy tắc chuyển vế :

trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.

Quy tắc nhân với một số :

trong một phương trình, ta có thể nhân (chia) cả hai vế với cùng một số khác 0.

giải.

ax + b = 0 (a ≠ 0)

⇔ax = -b  [quy tắc chuyển vế]

⇔x = -b/a  [Quy tắc nhân]

=================================

BÀI TẬP SGK :

BÀI 8 TRANG 10 :

a) 4x – 20 = 0

⇔ 4x  = 20

⇔ x = 20 : 4 = 5

Vậy : S = {5}

b)2x + x + 12 = 0

⇔ 3x   = – 12

⇔ x =-12 : 3 = -4

Vậy : S = {-4}

c) x – 5 = 3 – x

⇔ x + x = 3 + 5

⇔ 2x = 8

⇔ x = 8 : 2 = 4

Vậy : S = {4}

d) 7 – 3x = 9 – x

⇔ – 3x + x = 9 – 7

⇔ -2x = 2

⇔ x = 2 : (-2) = -1

Vậy : S = {-14}

====================

BÀI TẬP BỔ SUNG :

DẠNG Phương trình với biến số (u, m, t, …)

BÀI 1 : giải các phương trình :

a) 2t + 1 = 3t – 2 (Phương trình với biến số là t)

⇔ 2t – 3t =  – 2 – 1

⇔ -t = -3

⇔ t = 3

Vậy : S = {3}.

b) 3 – 2m = 1 + 5(3m – 7) (Phương trình với biến số là m)

⇔ 3 – 2m = 1 + 15m – 35

⇔ – 2m – 15m = 1– 35 – 3

⇔ -17m = -37

⇔ m = \frac{-37}{-17} =\frac{37}{17}

Vậy : S = {\frac{37}{17} }.

DẠNG PHƯƠNG TRÌNH VÔ NGHIỆM VÀ VÔ SỐ NGHIÊM.

BÀI 1 : giải các phương trình :

a) 2x +1 = 2(x – 1) + 5

⇔ 2x +1 = 2x – 2 + 5

⇔ 2x – 2x =  – 2 + 5 – 1

⇔ 0.x = 2 (vô lí ) vì 0.x = 0 mọi x.

Vậy : S  =ø .

b) 5(x – 2) + 6 = 7x – 2(x + 2)

⇔ 5x – 10 + 6 = 7x – 2x – 4

⇔ 5x  -7x + 2x = – 4+  10 – 6

⇔ 0.x = 0 luôn đúng mọi x.

Vậy : S  = R.

PHƯƠNG TRÌNH DẠNG THAM SỐ :

BÀI 1 : cho phương trình : (m – 1)x + 2m + 5 = 0 (*)

a)      Giải phương trình khi m = 3.

b)      Xác định m để phương trình có nghiệm là -3.

c)      Xác định m để phương trình vô nghiệm.

Giải.

a) khi m = 3 :

(*) trở thành :(3 – 1)x + 2.3 + 5 = 0

⇔ 2x + 11 = 0

⇔ 2x = – 11

⇔ x = \frac{-11}{2}

Vậy : S = { \frac{-11}{2} }

b) Để phương trình có nghiệm là -3 thì :

(m – 1)(-3) + 2m + 5 = 0

⇔ -3m + 3 + 2m + 5 = 0

⇔ -m = -8

⇔ m = 8

Vậy : m = 8 thì phương trình có nghiệm là -3.

c) (m – 1)x + 2m + 5 = 0 (*)

⇔ (m – 1)x  = – 2m – 5 (*)

Nếu (m – 1) = 0⇔  m = 1thì phương trình : 0.x = -5 (vô lí)

=> phương trình vô nghiệm

Nếu (m – 1) ≠ 0⇔  m ≠ 1thì phương trình có nghiệm x = \frac{-2m-5}{m-1}

Vậy : phương trình vô nghiệm khi m = 1.

============================

BÀI TẬP RÈN LUYỆN :

BÀI 1 : giải phương trình :

  1. x + 2 = 7 – x
  2. 3(2x + 1) = 5
  3. 4[3 – (x + 2)2 – x] = 4x -1

BÀI 2 : giải các phương trình :

  1. 3t + 5 = 9
  2. 8 – 2(1 – 2u) = 4 + 5u
  3. 7m + 8(1 + m ) = 3m – 1

BÀI 3 : cho phương trình : (2m + 3)x – 5 + 4m  = 0 (*)

a)      Giải phương trình khi m = -1 .

b)      Xác định m để phương trình có nghiệm là 2.

c)      Xác định m để phương trình vô nghiệm.

38 responses to this post.

  1. Posted by ngocdung555 on 11/04/2012 at 10:30

    rất dễ hiểu, cảm ơn !

    Trả lời

  2. Posted by thuha98 on 04/05/2012 at 20:00

    dễ hiểu quá

    Trả lời

  3. Posted by anh hai on 09/05/2012 at 10:03

    dạng pt vô ng và vô số ng thầy sai dấu rồi kìa. ý b ý. dang nhẽ phải là 5(x-2)+6= 7x-2(x+2) mới đúng chứ

    Trả lời

  4. quá dễ

    Trả lời

  5. Posted by Nguyễn Nhật Kang on 04/01/2013 at 10:16

    hay wa anh ơi

    Trả lời

  6. Posted by Tuấn Việt on 06/01/2013 at 11:52

    thanks :)) quá tốt

    Trả lời

  7. Posted by Trinh on 18/01/2013 at 19:16

    thầy ơi bài này làm thế nào? Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm a) 3x-11=0. b)12+7x=0. c)10-4x=2x-3

    Trả lời

  8. Posted by Hoài Lâm on 21/01/2013 at 22:01

    Mọi người ai biết thì giải phương trình này giúp mình nhé! Tks nhiều
    2x^3 – 2x^2 + x + 1 = 0

    Trả lời

  9. Posted by minh on 25/04/2013 at 17:28

    có ai biết giải bài này ko; lớp 8a1 và lớp 8a2 có cùng một số tiền, họ đem số tiền đi mua phần thưởng, lớp 8a1 mua loại bút có giá là một cây 10.000đ còn lớp 8a2 mua loại bút có giá 12.000đ và số tiền dư của lớp 8a1 khi mua viết là 3.000đ còn lớp 8a2 là 12.000đ vậy hảy cho biết số tiền mua bút cua mỗi lớp la bao nhiêu ? giải giúp mình với mình thank nhiêu.

    Trả lời

  10. Sao dowload được nhỉ

    Trả lời

  11. Posted by Sai Thanh on 08/01/2014 at 20:30

    d) 7 – 3x = 9 – x
    ⇔ – 3x + x = 9 – 7
    ⇔ -2x = 2
    ⇔ x = 2 : (-2) = -1
    Vậy : S = {-1}

    Trả lời

  12. Posted by kenly on 09/01/2014 at 19:30

    có ai biết bài 6 trong sách giáo khoa ko giúp mk zới

    Trả lời

  13. Posted by park han wook on 19/01/2014 at 20:19

    cũng dễ hiểu đấy chứ!!!!!!
    thanks!!!!!!!

    Trả lời

  14. Posted by kieu van trong on 05/01/2015 at 20:53

    pai nay mk lam 2 phut song

    Trả lời

  15. Posted by realmandred on 05/01/2015 at 20:59

    nhanh lam ngon

    Trả lời

  16. Posted by mimi on 07/01/2015 at 19:45

    lam giup đe nay vr:(x-1)-(2x-1)=9-x

    Trả lời

  17. Posted by mai on 09/01/2015 at 20:28

    baj nay gjaj s z:4[3-(x+2)2-x]=4x-1

    Trả lời

  18. Posted by Cương Nguyên on 03/02/2015 at 09:54

    kho qua

    Trả lời

  19. thầy giải hộ e 3x bình +2x -1 =0

    Trả lời

  20. Posted by Isabella on 29/06/2015 at 16:49

    Thua thay cung cac ban!
    Ai giai ho minh g + 3g = 19
    Minh tim hoai ma k biet cach giai, chac no o lop 7 ha?
    Cam on thay va cac ban da giup!

    Trả lời

  21. Posted by lễ văn học on 18/12/2015 at 12:25

    Phương trình tham số phần c 0x = -2 – 5= -7 mới đúng chứ vì lúc đó m= 1

    Trả lời

  22. Posted by rr on 19/02/2016 at 19:20

    thank you for you

    Trả lời

  23. -x^4+2x^3+5x^2+4x+12=0

    Trả lời

  24. Posted by phong on 10/03/2016 at 10:58

    hay qua

    Trả lời

  25. Posted by phong on 10/03/2016 at 11:00

    hay quá thầy giảng thêm nhiều bài nha thầy

    Trả lời

  26. Posted by Ngọc Anh on 16/03/2016 at 20:39

    Cảm ơn rất nhiều ạ. Dễ hiểu quá!

    Trả lời

  27. giảng thêm nhiều bài nữa đi thầy.Thầy giảng dễ hiểu quá

    Trả lời

  28. Posted by Huu Nghia Dang on 29/09/2016 at 22:22

  29. d) 7 – 3x = 9 – x
    ⇔ – 3x + x = 9 – 7
    ⇔ -2x = 2
    ⇔ x = 2 : (-2) = -1
    Vậy : S = {-14} tại sao lại ra kết quả là -14

    Trả lời

  30. Posted by lehuuhung123 on 23/04/2017 at 19:01

    4x+3=0 và 4x^2+3=0

    Trả lời

  31. Posted by khải hưng on 04/01/2018 at 09:12

    ở dạng bài phương trình vô nghiệm câu b đó là s=R hay s= tập hợp rỗng

    Trả lời

Gửi phản hồi cho Sai Thanh Hủy trả lời